Xét nghiệm D-dimer được dùng để kiểm tra tình trạng huyết khối có trong máu, phát hiện người bệnh có tình trạng tăng máu đông và theo dõi những bệnh lý liên quan. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ D-dimer là gì thì hãy cùng certifichecks.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
I. D-dimer là gì?
Khi bị chấn thương, có thể đông máu của cơ thể được tự động tiến hành nhằm ngăn chặn tình trạng mất máu. Khi vết thương ổn định, vết thương được cầm máu cơ chế phá vỡ cục máu đông sẽ được thực hiện để hồng cầu có thể lưu thông bình thường.
D-dimer chính là đoạn protein nhỏ có trong máu, được nối bằng liên kết chéo giữa 2 đoạn D của fibrin. Chúng xuất hiện trong huyết tương, chỉ dẫn cơ chế hình thành cục máu đong được hoạt hóa. Khi nồng độ D-dimer trong máu bình thường chứng tỏ trong lòng mạch không có huyết khối. Tuy nhiên, chỉ số D-dimer trong máu cao có thể là do sự hiện diện của huyết khối.
Do đó, xét nghiệm D-dimer sẽ giúp chẩn đoán tình trạng đông máu, điều trị kịp thời nếu cơ thể có những dấu hiệu bất thường.
Như vậy có thể hiểu, vai trò cơ bản của xét nghiệm D-dimer là:
- Hỗ trợ việc chẩn đoán tình trạng sức khỏe đang diễn ra.
- Loại trừ những vấn đề có thể gây ra triệu chứng bất thường ở người bệnh.
II. Ý nghĩa của xét nghiệm D-dimer
Tùy theo từng phương pháp xét nghiệm mà kết quả ở các có sở y tế sẽ có sự khác nhau. Vậy phương pháp xét nghiệm D-dimer là gì? Hiện có 2 kỹ thuật xét nghiệm D-dimer được áp dụng phổ biến là:
- Xét nghiệm D-dimer trưng tập trên latex: phương pháp này được chỉ định để chẩn đoán tình trạng đông máu rải rác trong mao mạch. Vì thế mà kết quả xét nghiệm của phương pháp này không cao. Nồng độ D-dimer bình thường của phương pháp này là < 500μg/L hay <0,5mg/L.
- Xét nghiệm D-dimer siêu nhạy: phương pháp xét nghiệm này dựa vào độ đục miễn dịch để xác định nồng độ D-dimer. Kỹ thuật xét nghiệm này cho kết quản chẩn đoán rất siêu nhạy. Nồng độ D-dimer bình thường của kỹ thuật này là <1,1mg/L.
Nếu kết quả xét nghiệm D-dimer âm tính: trong máu không có huyết khối. Tuy nhiên, để có thể đưa ra khẳng định chính xác nhất thì người bệnh có thể thực hiện thêm các xét nghiệm khác.
Nếu kết quả xét nghiệm D-dimer dương tính: có thể trong mao mạch có cục máu đông. Ngoài ra những yếu tố như nhiễm trùng, ung thư, bệnh về gan… cũng là nguyên nhân khiến nồng độ D-dimer tăng cao.
Ngoài khả năng tồn tại các cục máu đông trong mao mạch thì một số bệnh ký khác cũng khiến nồng độ D-dimer cao bất thường:
Người bệnh gặp vấn đề nhiễm trùng vết thương, hoặc vừa phẫu thuật.
Phụ nữ mang thai cũng có nồng độ D-dimer cao trong máu do sự thay đổi của nội tiết tố. Tuy nhiên, trong suốt thai kỳ chỉ số D-dimer cần được kiểm soát ở mức độ cho phép nhằm đảm bảo sức khỏe cho thai phụ.
Người bệnh bị ung thư hoặc đang tiếp cận với phương pháp điều trị bệnh gan cũng khiến nồng độ D-dimer cao hơn bình thường.
Như vậy có thể thấy kết quả xét nghiệm D-dimer chỉ nói lên nguy cơ cao có cục máu đông chứ không thể khẳng định chính xác hoàn toàn. Do đó để có được kết quả chính xác nhất, người bệnh cần thực hiện thêm các phương pháp xét nghiệm lâm sàng khác.
III. Khi nào nên xét nghiệm D-dimer?
Qua thông tin giải thích D-dimer là gì, có thể thấy đây là yếu tố chứng minh sự hiện diện fibrin trong tuần hoàn, được dùng để chẩn đoán:
- Bệnh lý huyết khối: trong 90% trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu, 95% tường hợp tắc mạch phổi thì nồng độ D-dimer đều tăng. Chỉ có 5% những người không có bệnh huyết phối ghi nhận giá trị D-dimer tăng.
- Bệnh tăng đông máu: với người bệnh nằm liệt giường, xét nghiệm D-dimer còn gợi ý về khả năng hình thành huyết khối mới. Đây là bằng chứng xác định huyết khối trong máu. Qua đó bác sĩ sẽ dự phòng chống đông máu cho người bệnh để ngăn ngừa biến chứng.
Theo dõi bệnh lý huyết khối theo thời gian: nồng độ D-dimer bình thường ở người mắc bệnh lý huyết khối cho thấy quá trình điều trị có tiến triển tốt. Nhưng nếu các D-dimer xuất hiện trở lại trong thời gian theo dõi thì có khả năng đã tái phát bệnh lý khối huyết mạch.
IV. Xét nghiệm D-dimer có nguy hiểm không?
Hầu hết thủ thuật rút máu bằng kim tiêm đều an toàn với mọi người. Những triệu chứng như chảy máu, đau nhói hay bầm tím tại vị trí kim đâm là hoàn toàn bình thường. Bên cạnh đó, một số người thực hiện xét nghiệm có thể cảm thấy chóng mặt.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp hy hữu cũng có thể phát sinh những rủi ro như:
- Nhiễm trùng
- Ngất xỉu
- Xuất huyết
Vì thế, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường thì bạn hãy nhanh chóng thông báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
V. Những điều cần lưu ý khi xét nghiệm D-dimer
Để có được kết quả xét nghiệm D-dimer chính xác, bạn cần phải lưu ý một số điều sau:
- Không nên ăn uống trước thời điểm thực hiện xét nghiệm từ 8 đến 12 để đảm bảo tính chính xác của xét nghiệm.
- Cần ngưng dừng các loại thuốc có tác dụng bổ sắt, thuốc chống đông máu để không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
- Tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế trong việc thực hiện lấy mẫu máu xét nghiệm.
- Cần mang kết quả xét nghiệm D-dimer đến bác sĩ để kiểm tra những chỉ số và chẩn đoán tình trạng của bệnh.
- Nên thực hiện xét nghiệm D-dimer tại những cơ sở y tế uy tín để đảm bảo tính chính xác của kết quả.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu D-dimer là gì, cũng như ý nghĩa của phương pháp xét nghiệm này. Nếu được bác sĩ chỉ định xét nghiệm D-dimer thì bạn cũng đừng nên lo lắng, hãy bình tĩnh để chờ đợi kết quả. Bác sĩ sẽ có những lời khuyên, định hướng điều trị phù hợp với bạn.