Tự ái là gì? Phương pháp khắc phục tính tự ái

Tự ái là gì
Tự ái luôn được xem là tính cách không tốt tồn tại trong lý trí, cảm xúc của mỗi người. Tính cách này khiến cho người đó không cởi mở, gần gũi và tương tác với mọi người xung quanh. Vì thế, chúng ta cần phải biết tự ái là gì, cách khắc phục như thế nào để bản thân có nhiều cơ hội hòa nhập hơn. Vậy nên hãy đọc ngay bài viết dưới đây của certifichecks.com để có thêm những thông tin cần thiết nhé.

I. Tìm hiểu tự ái là gì?

Tự ái là thái độ luôn cho mình là nhất, đề cao cái tối quá mức
Tự ái là từ gốc Hán Việt có nghĩa là yêu bản thân chính mình, đề cao cái tôi tới mức cáu gắt, khó chịu với người khác và cho rằng họ có lỗi với mình. Hiểu đơn giản, tự ái trước hết chính là thái độ mặc cảm của bản thân, cho rằng mình luôn thua kém người khác nên dễ sinh ra sự đố kỵ, ghen ghét. Những người tự ái thường sẽ thổi phồng sự quan trọng của bản thân, họ muốn mình là trung tâm của vũ trụ và không quan tâm đến mọi người xung quanh.
Người tự ái thường chuyện bé xé ra to, chuyện đơn giản thành phức tạp mà trong đầu luôn nảy sinh sự bực tức không đáng có. Những người này vì đề cao bản thân mà rất bảo thủ, luôn cho mình là đúng. Vì thế mà trong bất kỳ mối quan hệ nào, sự tự ái luôn khiến mối quan hệ của họ đi vào bế tắc, nảy sinh sự tranh cãi, bất hòa.

II. Nguyên nhân dẫn đến tự ái?

Thực tế, không ai có thể chẩn đoán được nguyên nhân chính xác của sự tự ái là gì, do đâu. Thế nhưng tính cách này chủ yếu xuất hiện ở độ tuổi thiếu niên, giai đoạn đầu của sự trưởng thành. Khi đó, cảm xúc của mỗi người đang trong quá trình phát triển, muốn khẳng định bản thân và thường so sánh với người khác. Có lẽ đây là sự kết hợp của sinh học thần kinh và môi trường sống của mỗi người.

III. Dấu hiệu nhận biết sự tự ái

Dấu hiệu nhận biết tự ái là gì, hãy cùng theo dõi những đặc điểm dưới đây để xem bạn có phải là người tự ái không nhé.

1. Thường bị cảm xúc lấn át

Người tự ái rất dễ bị kích động nên có hành động sai lầm
Những người tự ái rất dễ bị cảm xúc lấn át, bởi họ đề cao cái tôi quá mức nên dễ bị kích động, bốc đồng, từ đó mà có những hành động, quyết định sai lầm. Trong những cuộc tranh cãi, người tự ái sẽ không bao giờ nhận sai về mình, họ rất cố chấp, bảo thủ và khiến mọi mối quan hệ đi vào bế tắc.

2. Không chịu tiếp thu cái mới

Do cái tôi quá lớn nên những người tự ái sẽ luôn giữ vững quan điểm cá nhân, không chấp nhận quan điểm của những người khác. Vì thế khi được góp ý, họ sẽ thấy không thoải mái và nổi lên sự tự ái. Họ không bao giờ rút kinh nghiệm từ người đi trước mà luôn suy nghĩ, hành động theo cá nhân.
Sau nhiều lần vấp ngã, người tự ái vẫn không chịu thay đổi bởi họ cho rằng việc thay đổi sẽ khiến bản thân thân kém cỏi. Đó cũng là lý do mà họ thường khó thành công.

3. Kỹ năng làm việc nhóm hạn chế

Trong quá trình làm việc nhóm chắc chắn không thể tránh khỏi những bất đồng, tranh cãi. Và những người tự ái khi bị khiển trách, nói nặng thì sẽ cảm thấy tức giận. Thậm chí, họ có thể rút ra khỏi nhóm và dự án mà bản thân đang thực hiện. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của công việc.

4. Ích kỷ, vô cảm

Những người tự ái không bao giờ tiếp thu ý kiến của mọi người xung quanh
Dấu hiệu nhận biết người tự ái là gì? Những người có tính tự ái thường không có khả năng xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt. Họ sống mà thiếu đi sự đồng cảm của người khác, luôn cố gắng đổ lỗi cho mọi thứ và chỉ nhìn thấy sự nỗ lực của bản thân mà không chấp nhận sự cố gắng của mọi người.

5. Sống trong đau khổ, dằn vặt

Người tự ái luôn phải sống trong sự dằn vặt, bất an. Họ rất khó có được những giây phút vui vẻ, thoải mái. Bởi một khi họ bị ai đó chê trách thì sẽ để bụng, giữ chuyện đó trong lòng rồi tự làm khổ mình.

6. Đổ lỗi cho người khác

Những người tự ai luôn muốn bảo vệ chính mình nên không bao giờ nhận lỗi sau. Họ thường đổ lỗi một cách công khai cho người khác trong những vấn đề mà bản thân gặp phải.

IV Phương pháp khắc phục để vượt qua sự tự ái

Đề vượt qua được sự tự ái, bạn cần phải tạo cho bản thân sự thoải mái, gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực để đón nhận nhiều điều mới mẻ. Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn vượt qua được sự tự ái.

1. Lắng nghe các ý kiến để thay đổi

Nên tiếp thu, lắng nghe những ý kiến của người khác để hoàn thiện bản thân
Như đã đề cập khi giải thích tự ái là gì thì để khắc phục được tính tự ái, những người này phải có ý thức thay đổi bản thân, bước qua ranh giới của sự mặc cảm.
Hãy lắng nghe những ý kiến, đóng góp của người khác cho dù là nhỏ nhất, nhìn nhận lại bản thân để có được sự thay đổi phù hợp. Đừng sợ thay đổi, đừng sợ nghe những lời chỉ trích. Phải cố gắng hướng đến những điều tích cực thì cuộc sống của bạn mới tốt hơn.

2. Hoàn thành mục tiêu, chứng minh bản thân

Nếu bạn cảm thấy mình đang bị mọi người đánh giá thấp thì hãy cố gắng học hỏi, chứng minh sự thành công của bản thân. Hãy cho họ thấy những điều mà họ nghĩ về bạn là hoàn toàn sai lầm.
Thay vì trở thành tự ti, mặc cảm và bắt đầu so sánh mình với người khác, bạn nên vạch ra những định hướng, quyết tâm của bản thân. Tập trung hoàn thành những mục tiêu ngắn hạn, sau đó là dài hạn, từng bước hoàn thành những kế hoạch đó.

3. Chế ngự lòng tự ái

  • Thấy điều hay thì nên học hỏi, thấy làm điều sai thì hãy sửa và cái gì không tốt thì hãy bỏ qua.
  • Không cố chấp, không kỳ vọng hay quan trọng hóa mọi vấn đề trong cuộc sống.
  • Làm việc gì cũng nên nghĩ trước, nghĩ sau không chán nản, thất vọng.
Đó không chỉ là những bí quyết giúp bạn chế ngự sự tự ái mà còn là phương pháp giúp hài hòa sự vận động của cơ thể và tâm trí. Qua đó bạn sẽ có được những suy nghĩ tích cực, khám phá những giới hạn của chính bản thân mình.
Mong rằng với những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn phần nào hiểu rõ tự ái là gì cũng như một số phương pháp để điều chỉnh lại bản thân mình. Mỗi người đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng, hãy biết tiết chế cái tôi và lắng nghe những góp ý từ người khác để bản thân ngày càng tiến bộ hơn nhé.

Recommended Posts